Công ty Bao Bì LEFOBOX

Chi tiết quy trình đóng gói máy lạnh đúng cách trong 5 bước

Ngày đăng: 24-07-2025 16:08

Tiết lộ chi tiết quy trình đóng gói máy lạnh của chuyên gia giúp bảo vệ thiết bị an toàn tuyệt đối trong quá trình vận chuyển và sai lầm cần tránh trong quá trình đóng gói.

Chi tiết quy trình đóng gói máy lạnh đúng cách trong 5 bước

Khi cần di chuyển máy lạnh, dù là chuyển nhà, chuyển văn phòng hay giao hàng, việc đóng gói máy lạnh đúng cách là vô cùng cần thiết. Vì vậy, trong bài viết dưới đây LefoBox sẽ hướng dẫn bạn chi tiết từng bước từ việc chuẩn bị vật liệu đóng gói tới dán nhãn và chẳng thùng đựng máy lạnh đảm bảo quá trình vận chuyển diễn ra thuận lợi.

Vì sao cần đóng gói máy lạnh đúng cách trước khi vận chuyển?

  • - Bảo vệ thiết bị không bị nứt vỡ: Đóng gói máy lạnh đúng cách bằng các vật liệu chuyên dụng như thùng carton dày, mút xốp chống sốc và màng PE sẽ tạo ra một lớp đệm vững chắc, hấp thụ lực va đập, từ đó bảo vệ toàn bộ thân vỏ và các chi tiết bên ngoài khỏi hư hại vật lý.

  • - Ngăn chặn tình trạng rò rỉ gas: Áp dụng đúng quy trình khóa gas và bảo vệ ống đồng sẽ ngăn chặn tình trạng thất thoát gas, đảm bảo hệ thống làm lạnh hoạt động ổn định sau này.

  • - Đảm bảo máy lạnh hoạt động bình thường khi lắp lại: Khi cố định cánh quạt, bảo vệ dàn tản nhiệt, bọc kỹ toàn bộ thiết bị, giúp giữ vững cấu trúc và vị trí của các bộ phận bên trong đúng cách sẽ giúp máy lạnh duy trì được hiệu suất làm việc tốt nhất và hoạt động ổn định, bền bỉ ngay khi được lắp đặt ở vị trí mới, tránh phát sinh chi phí sửa chữa không đáng có.

Vì sao cần đóng gói máy lạnh đúng cách trước khi vận chuyển?

Vì sao cần đóng gói máy lạnh đúng cách trước khi vận chuyển?

Cần chuẩn bị những vật liệu nào khi đóng gói máy lạnh?

Trước khi bắt tay vào việc đóng gói máy lạnh, bạn cần chuẩn bị đầy đủ ít nhất 5 vật dụng theo checklist dưới đây:

  • - Thùng carton: Thùng carton đựng máy lạnh cần là loại dày dặn, ít nhất 3 - 5 lớp hoặc tốt nhất là 7 lớp, có khả năng chịu lực nén và va đập tốt.

  • - Vật liệu chống sốc: Là mút xốp PE hoặc xốp bong bóng chống sốc dạng tấm hoặc cuộn/ các tấm lót bằng bìa carton cứng/vải vụn.

  • - Băng dính: Băng dính bản rộng và có độ bám dính tốt (ví dụ: băng dính dán thùng hoặc băng dính vải) để cố định các lớp vật liệu chống sốc, dán chặt các nắp thùng và cố định các bộ phận phụ.

  • - Dây đai: Dây đai (dây chằng) hoặc dây dù chắc chắn là vật dụng cần thiết để cố định máy lạnh đã đóng thùng vào thành xe vận chuyển.

  • - Kẹp ống đồng, bịt đầu ống ga: Nút bịt chuyên dụng để bịt kín các đầu ống đồng và ống dẫn gas sau khi tháo rời, ngăn chặn bụi bẩn, hơi ẩm và côn trùng xâm nhập vào hệ thống.

Vật liệu đóng gói máy lạnh

Vật liệu đóng gói máy lạnh

Quy trình 5 bước đóng gói máy lạnh đúng kỹ thuật

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các vật liệu sẵn sàng, bạn có thể bắt tay vào việc đóng gói máy lạnh lần lượt theo 5 bước dưới đây:

Bước 1: Khóa gas đúng kỹ thuật

Khóa gas là bước cực kỳ quan trọng để thu hồi gas về cục nóng, ngăn chặn thất thoát và rò rỉ gas, đảm bảo hiệu suất máy khi lắp lại. Đây là công đoạn đòi hỏi kỹ thuật, nếu không tự tin, bạn nên thuê thợ chuyên nghiệp. Hoặc bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

  • - Khởi động máy lạnh và để nó chạy ở chế độ làm lạnh với nhiệt độ thấp nhất trong khoảng 10-15 phút để gas được tập trung về dàn nóng.

  • - Sử dụng cờ lê chuyên dụng, khóa van ống đồng nhỏ (ống đẩy - nơi gas lỏng đi từ dàn nóng lên dàn lạnh) lại trước.

  • - Đợi khoảng 30-60 giây để gas trong dàn lạnh và ống đồng nhỏ được hút hết về dàn nóng. Sau đó, nhanh chóng khóa van ống đồng lớn (ống hút - nơi gas hơi từ dàn lạnh về dàn nóng) lại.

Khóa gas đúng kĩ thuật

Khóa gas đúng kĩ thuật

Bước 2: Ngắt nguồn điện

Ngay sau khi khóa cả hai van, tắt máy lạnh và ngắt aptomat nguồn điện hoàn toàn. Việc này đảm bảo gas đã được giữ lại an toàn trong cục nóng.

Bạn cần xác định aptomat riêng của máy lạnh trong tủ điện và ngắt hoàn toàn nguồn điện cấp cho máy. Nếu máy lạnh dùng phích cắm, hãy rút ra khỏi ổ điện. Đảm bảo không còn dòng điện chạy qua máy để tránh nguy cơ giật điện và bảo vệ các linh kiện bên trong.

Ngắt nguồn điện khi đóng gói máy lạnh

Ngắt nguồn điện khi đóng gói máy lạnh

Bước 3: Tháo dàn lạnh và dây dẫn

Sau khi đã khóa gas, tiến hành tháo rời các bộ phận của máy lạnh theo từng bước sau:

  • - Tháo dàn lạnh: Nâng dàn lạnh lên nhẹ nhàng và đẩy ra khỏi bản lề treo tường. Cẩn thận đặt dàn lạnh xuống vị trí bằng phẳng.

  • - Tháo ống đồng và dây điện: Sử dụng cờ lê để tháo các mối nối ống đồng (ống gas) và ống thoát nước khỏi dàn lạnh. Cắt hoặc tháo các mối nối dây điện từ dàn lạnh và dàn nóng.

Tháo dàn lạnh và dây dẫn

Tháo dàn lạnh và dây dẫn

Bước 4: Cố định và bảo vệ ống đồng

Ống đồng là bộ phận rất quan trọng và dễ bị gập gãy nếu không được xử lý cẩn thận. Vì thế, khi đóng gói máy lạnh, bạn cần chú ý bịt kín tất cả các đầu ống đồng (cả ở dàn lạnh và dàn nóng) và ống thoát nước. Việc này ngăn chặn bụi bẩn, côn trùng, và hơi ẩm lọt vào hệ thống, điều cực kỳ quan trọng để bảo vệ dàn lạnh và duy trì hiệu suất làm lạnh sau này.

Bước 5: Bọc chống sốc

Sau khi đã đảm bảo các bộ phận khác của máy lạnh được bảo vệ cẩn thận, lúc này bạn có thể bắt đầu bọc chống sốc cho phần chính của máy lạnh.

  • - Dùng mút xốp đã chuẩn bị bọc kỹ các góc, cạnh sắc nhọn và bề mặt dễ trầy xước của cả dàn nóng và dàn lạnh.

  • - Quấn toàn bộ dàn nóng và dàn lạnh bằng ít nhất 2-3 lớp xốp bong bóng dày. Đảm bảo các lớp xốp che phủ kín và tạo đệm tốt.

  • - Dùng băng dính bản rộng dán chặt các lớp xốp lại với nhau để chúng không bị tuột. Tránh dán trực tiếp lên bề mặt máy nếu không cần thiết.

Tiến hành bao bọc bảo vệ máy lạnh

Tiến hành bao bọc bảo vệ máy lạnh

Bước 6: Đóng máy lạnh vào thùng carton

Sau khi đã bọc chống sốc, bước cuối cùng là đặt máy lạnh vào thùng carton chuyên dụng theo từng bước sau đây:

  • - Trước khi cho máy lạnh vào thùng, bạn hãy đặt một lớp xốp dày hoặc các tấm bìa carton cứng gấp đôi dưới đáy thùng carton để tạo lớp đệm.

  • - Cẩn thận nhấc dàn nóng và dàn lạnh (đã bọc kỹ) và đặt vào thùng carton phù hợp. Đảm bảo chúng nằm ngay ngắn, không bị nghiêng. Nếu có hai dàn trong cùng một thùng, hãy chèn thêm một lớp xốp dày ở giữa để ngăn va chạm.

  • - Sử dụng các miếng xốp cắt nhỏ, bìa carton vụn hoặc vật liệu chèn lót khác để lấp đầy mọi khoảng trống giữa dàn máy và thành thùng để thiết bị không bị dịch chuyển.

  • - Gấp các nắp thùng và dùng băng dính dán kín toàn bộ các mép nối. Dán thêm một vài đường băng dính ngang và dọc để tăng cường độ chắc chắn cho thùng.

Đóng máy lạnh vào thùng carton

Đóng máy lạnh vào thùng carton

Bên cạnh việc sử dụng băng dính dán thùng, bạn có thể dùng thêm dây chằng để quấn chặt thùng carton và chằng vào phương tiện vận chuyển để hạn chế tình trạng thùng đựng bị rung lắc trong khi di chuyển.

Bước 7: Ghi chú thông tin

Khi đã hoàn thiện phần dán băng dính cẩn thận, bạn nên viết/dán ghi chú lên mặt thùng để đánh dấu và đảm bảo thùng đựng máy lạnh được vận chuyển đúng cách.

Ví dụ, bạn có thể ghi “Hàng dễ vỡ” hoặc “Mặt này để lên phía trước” để người vận chuyển biết cách đặt thùng và di chuyển máy lạnh đúng chiều.

Đối với dàn nóng, bạn có thể thêm nhãn "Không lật ngang" hoặc biểu tượng cấm nghiêng để nhắc nhở tránh làm ảnh hưởng đến gas và dầu máy nén.

Lưu ý riêng khi đóng gói các loại máy lạnh khác nhau

Mỗi loại máy lạnh có cấu trúc và đặc điểm riêng, bạn có thể tham khảo các lưu ý cho từng loại máy lạnh dưới đây và áp dụng phương pháp phù hợp với máy lạnh nhà bạn nhé!

Lưu ý riêng khi đóng gói các loại máy lạnh khác nhau

Lưu ý riêng khi đóng gói các loại máy lạnh khác nhau

Máy lạnh treo tường

Đây là loại máy lạnh phổ biến nhất trong các hộ gia đình và văn phòng với 2 dàn tách biệt (dàn nóng và dàn lạnh), dàn lạnh thường có vỏ nhựa, dễ trầy xước và nứt vỡ. Dàn nóng bằng kim loại, nặng hơn và có các lá tản nhiệt dễ bị móp.

Do đó, phần vỏ nhựa, cánh đảo gió cũng như các mối nối cần được bọc xốp dày để tránh bị móp. Đồng thời, hãy cố định chặt các ống đồng nối với dàn nóng sau khi đã bịt đầu ống.

Máy lạnh dạng tủ đứng

Máy lạnh tủ đứng có kích thước lớn, nặng và thường đặt dưới sàn nhà. Với kích thước cồng kềnh như vậy, việc di chuyển thường gặp khó khăn, tăng nguy cơ va đập.

Vì thế, bạn nên có ít nhất 2-3 người để di chuyển và đóng gói loại máy lạnh này. Nếu máy lạnh của bạn có màn hình hiển cần được bọc xốp/che chắn cẩn thận để tránh bị hư, nứt vỡ màn hình khi vận chuyển.

Máy lạnh âm trần

Máy lạnh âm trần thường được lắp đặt cố định và việc tháo dỡ, đóng gói phức tạp hơn nhiều so với các loại khác. Do vậy, tốt hơn hết quy trình tháo dỡ cần được thực hiện bởi thợ có kinh nghiệm để tránh làm hỏng trần nhà và các chi tiết máy.

Một số sai lầm trong quá trình đóng gói máy lạnh

Trong quá trình đóng gói máy lạnh thường có thể xảy ra những sai sót không đáng có dưới đây mà bạn cần chú ý:

  • - Không hút gas khiến thất thoát, ảnh hưởng hiệu năng: Nếu không thực hiện đúng quy trình khóa và hút gas về dàn nóng (như bước 1 phía trên), gas trong đường ống và dàn lạnh sẽ bị thất thoát ra ngoài môi trường khi tháo ống đồng khiến máy lạnh mất khả năng làm lạnh và bạn phải tốn thêm chi phí sửa chữa.

  • - Không bịt đầu ống: Sau khi tháo rời các ống đồng và ống thoát nước, nếu bạn không sử dụng bịt đầu ống ga chuyên dụng để bịt kín các đầu ống hở của dàn nóng và dàn lạnh, máy lạnh sẽ dễ bị bụi bẩn, côn trùng, hơi ẩm làm hỏng hệ thống bên trong.

  • - Gập ống đồng: Khi ống đồng bị gập gãy, đường dẫn gas sẽ bị hẹp lại hoặc thậm chí bị bít hoàn toàn, gây ra tình trạng tắc nghẽn cục bộ hoặc xì gas ra bên ngoài.

  • - Không cố định block: Block máy nén (compressor) là bộ phận nặng nhất và quan trọng nhất của dàn nóng. Tuy nhiên, nếu để block bị xê dịch hoặc chịu va đập mạnh, có thể làm vỡ các mối hàn, làm lỏng chân đế của block, gây hư hỏng nghiêm trọng cho máy nén hoặc làm gãy cánh quạt dàn nóng.

Mua thùng carton đóng gói máy lạnh 3 lớp - 5 lớp tại LefoBox

Mua thùng carton đóng gói máy lạnh 3 lớp - 5 lớp tại LefoBox

Mua thùng carton đóng gói máy lạnh 3 lớp - 5 lớp tại LefoBox

Việc đóng gói máy lạnh để vận chuyển là một công đoạn đòi hỏi sự cẩn trọng và chuẩn bị kỹ lưỡng. Một trong những yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo an toàn cho thiết bị chính là việc lựa chọn thùng carton chuyển nhà phù hợp và chất lượng. Tại LefoBox không chỉ cung cấp thùng carton mà còn mang đến cho bạn sự an tâm và những giá trị thực sự:

  • - Cung cấp đa dạng các loại thùng đựng cho máy lạnh 1HP, 1.5HP, 2HP, treo tường,....cùng các kích thước khác nhau từ 60x50x50cm tới những thùng ngoại cỡ từ 3 lớp tới 7 lớp.

  • - Đội ngũ chuyên gia sẵn sàng lắng nghe nhu cầu của bạn và tư vấn loại thùng phù hợp nhất, giải đáp mọi thắc mắc về việc đóng gói máy lạnh.

  • - Cam kết cung cấp các sản phẩm thùng carton chất lượng cao với mức giá hợp lý và cạnh tranh nhất trên thị trường.

  • - LefoBox còn hỗ trợ/miễn phí vận chuyển thùng carton tới tận nơi đúng thời hạn giúp bạn kịp thời đóng gói máy lạnh theo đúng kế hoạch.

Liên hệ LefoBox ngay hôm nay để nhận tư vấn và mua thùng carton đóng gói máy lạnh chất lượng cao, an toàn tuyệt đối!

ĐẶT HÀNG NGAY

LIÊN HỆ NGAY HOTLINE: 09 69 69 69 80