Công ty Bao Bì LEFOBOX
Chi tiết quy trình đóng gói sản phẩm từng bước đối với các loại hàng hóa khác nhau: đồ thông thường, đồ dễ vỡ, đồ điện tử, chai lọ, hàng cồng kềnh,... Hướng dẫn cách để tối ưu chi phí và thời gian trong quá trình đóng gói hàng hóa.
Đóng gói sản phẩm không chỉ là bước cuối cùng trước khi giao hàng mà còn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, trải nghiệm khách hàng và hình ảnh thương hiệu. Trong bài viết này, Lefobox sẽ hướng dẫn bạn từ khâu chuẩn bị nguyên vật liệu, chọn bao bì phù hợp đến quy trình đóng gói chi tiết cho từng loại sản phẩm như hàng dễ vỡ, đồ điện tử, chất lỏng,… Đồng thời, bạn cũng sẽ tìm thấy những mẹo hay giúp tiết kiệm thời gian và chi phí đóng gói mà vẫn đảm bảo tính chuyên nghiệp của sản phẩm.
Nhằm đảm bảo quá trình đóng gói diễn ra nhanh chóng, gọn gàng và đảm bảo an toàn cho sản phẩm, bạn cần chuẩn bị sẵn các nguyên liệu và dụng cụ hỗ trợ cần thiết. Việc chuẩn bị đúng và đủ không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, mà còn giảm rủi ro sai sót trong quá trình vận chuyển.
- Bao bì đóng gói sản phẩm phù hợp: Bao bì là lớp bảo vệ chính của sản phẩm. Tùy vào từng loại hàng hóa, bạn nên lựa chọn bao bì có chất liệu và kích thước phù hợp (thùng carton đóng hàng, màng Pe, thùng xốp, hộp nhựa,...)
- Vật liệu chèn chống sốc: Đối với sản phẩm dễ vỡ hoặc có giá trị cao, bạn nên sử dụng các vật liệu chèn như mút xốp, giấy, túi bóng khí,...
- Băng dính, ghim,...: Cố định miệng bao bì để không bị bung ra trong khi vận chuyển.
- Kéo, dao rọc giấy: Cắt dây buộc, băng dính hoặc để mở thùng nhanh chóng.
- Nhãn dán: Ghi thông tin sản phẩm hoặc các ghi chú lưu ý dành cho đơn vị vận chuyển ( Ví dụ như “hàng dễ vỡ”, “quay hướng lên”,...).
Chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu trước khi đóng gói sản phẩm
Việc đóng gói đúng cách không chỉ giúp bảo vệ hàng hóa mà còn nâng cao trải nghiệm khách hàng, giảm thiểu rủi ro đổi trả hoặc khiếu nại. Mỗi một loại sản phẩm sở hữu đặc điểm và tính chất khác nhau sẽ có quy trình đóng gói khác nhau. Cùng LefoBox tìm hiểu chi tiết nhé!
Với các loại hàng hóa thông thường như quần áo, sách vở, mỹ phẩm khô hoặc phụ kiện, việc đóng gói đúng quy trình sẽ giúp đảm bảo hàng hóa đến tay khách hàng trong trạng thái tốt nhất. Dưới đây là quy trình đóng gói sản phẩm thông thường bạn có thể áp dụng:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ vật liệu đóng gói như thùng carton đóng hàng, túi zip, vật liệu chống sốc, băng dính, kéo.
- Bước 2: Dùng túi khí hoặc túi zip để bọc kín sản phẩm, tránh bụi và ẩm và gia cố bằng băng keo tại các mép túi để chống bung.
- Bước 3: Chọn hộp carton vừa vặn, không quá rộng, chèn thêm mút hoặc giấy chèn quanh sản phẩm nếu có khoảng trống. Sau đó, bạn cần dán kín hộp bằng băng keo, đặc biệt là các cạnh và đáy hộp.
- Bước 4: Gắn phiếu giao hàng, mã đơn hoặc thông tin người nhận rõ ràng bên ngoài thùng.
Quy trình đóng gói sản phẩm với hàng hóa thông thường
Hàng dễ vỡ như đồ sành sứ, thủy tinh, gương, chai lọ… luôn tiềm ẩn nguy cơ hư hỏng cao nếu không được đóng gói đúng cách. Bạn nên đóng gói theo các bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị thùng carton 3 - 5 lớp hoặc loại có vách ngăn nếu cần đóng gói nhiều sản phẩm trong cùng 1 thùng, bọc chống sốc, băng dính, nhãn dán “hàng dễ vỡ”.
- Bước 2: Quấn sản phẩm bằng ít nhất 3 – 4 lớp xốp hơi và dán băng keo cố định toàn bộ lớp bọc, đảm bảo không bị bung trong quá trình di chuyển.
- Bước 3: Đặt vào thùng carton và chèn chống sốc rồi đóng nắp thùng, dán chặt bằng băng dính.
- Bước 4: Dán nhãn "Hàng dễ vỡ" ở nhiều mặt của thùng hàng. Ghi rõ thông tin người gửi và người nhận vào phiếu giao hàng.
Quy trình đóng gói sản phẩm với hàng dễ vỡ (thủy tinh, gốm sứ)
Thiết bị điện tử như điện thoại, laptop, máy ảnh, màn hình,... đều có cấu trúc nhạy cảm với va đập, độ ẩm và tĩnh điện. Để đóng gói các sản phẩm điện tử, bạn cần đảm bảo tuân thủ theo quy trình chi tiết dưới đây:
- Bước 1: Ưu tiên chọn loại thùng vừa khít với sản phẩm, tránh khoảng trống lớn. Nếu có khoảng trống, đó nên là khoảng vừa để đặt khuôn xốp bảo vệ đồ điện tử hoặc các vật liệu chống sốc khác.
- Bước 2: Cho thiết bị vào bao nilon để chống ẩm. Sau đó tiếp tục bọc ít nhất 2 - 3 lớp túi bóng khí, đặc biệt là các cạnh sản phẩm.
- Bước 3: Lót xốp/mút/mút định hình ở đáy thùng và đặt sản phẩm vào giữa, đóng nắp và dán băng keo gia cố chắc chắn. Trong trường hợp là sản phẩm đựng trong thùng lớn (Tivi, màn hình máy tính, loa, máy in,...) bạn cần quấn thêm dây bên ngoài nếu vận chuyển đường xa.
- Bước 4: Gắn nhãn "Hàng dễ vỡ – Thiết bị điện tử" trên 2 – 3 mặt thùng và dán phiếu giao nhận hàng ở vị trí dễ nhìn thấy.
Ngoài ra, nếu thiết bị điện tử có pin rời hoặc phụ kiện, bạn nên bọc riêng từng phần và dán nhãn bên ngoài. Đồng thời, hãy tránh đóng gói chung nhiều thiết bị dễ va chạm vào nhau.
Quy trình đóng gói sản phẩm với đồ điện tử
Sản phẩm dạng lỏng (sữa, nước giải khát, hóa mỹ phẩm, tinh dầu, nước rửa tay, dung dịch y tế,…) là nhóm hàng có nguy cơ đổ vỡ và tràn đổ cao trong quá trình vận chuyển. Vì thế, khâu đóng gói cần được thực hiện cẩn thận từ chiết rót, chọn chai lọ phù hợp đến chèn lót chống sốc và dán nhãn cảnh báo.
Tùy vào loại và thể tích chất lỏng, bạn có thể tham khảo các quy trình sau:
- Bước 1: Bọc sản phẩm bằng xốp khí hoặc túi khí để giảm va đập. Quấn thêm lớp bao nilon chống ẩm để tránh thấm ra thùng carton nếu có sự cố.
- Bước 2: Dán băng keo xung quanh lớp bọc để giữ chặt, hạn chế xê dịch khi di chuyển.
- Bước 3: Dán nhãn “Hàng dễ vỡ – Chất lỏng” bên ngoài để đơn vị vận chuyển chú ý.
Quy trình đóng gói sản phẩm với chất lỏn
- Bước 1: Dùng bao nilon bọc miệng chai rồi dán chặt bằng băng keo chịu lực đảm bảo chất lỏng không bị rò rỉ ngay cả khi bị nghiêng hay dốc ngược.
- Bước 2: Quấn thân chai bằng bao nilon kín, sau đó quấn thêm 3–4 lớp túi khí.
- Bước 3: Cho sản phẩm vào thùng carton 3–5 lớp với kích cỡ vừa vặn, dùng mút, xốp, hạt xốp hoặc tấm bọt khí chèn kín các khoảng trống xung quanh.
- Bước 4: Đóng nắp thùng bằng băng keo bản lớn theo hình chữ H và dính tem cảnh báo "Hàng dễ vỡ – Không nghiêng – Không lắc" lên 2 – 3 mặt thùng.
Bạn có thể thử lắc nhẹ kiện hàng sau khi đóng gói để đảm bảo không có tiếng va đập. Trong trường hợp đóng gói theo nhóm, mỗi chai/lọ nên được bọc riêng, không chạm trực tiếp nhau trong thùng.
Các mặt hàng điện gia dụng như tủ lạnh, máy giặt, máy điều hòa, bếp từ, máy hút mùi,… đều là thiết bị có kích thước lớn, khối lượng nặng và cấu tạo dễ hư hỏng nếu vận chuyển sai cách. Vì vậy, bạn nên áp dụng đúng quy trình đóng gói sản phẩm bảo vệ hàng hóa an toàn tuyệt đối trong quá trình vận chuyển.
- Bước 1: Chuẩn bị vật liệu đóng gói, bên cạnh thùng carton, xốp chèn, băng dính,...bạn cần có thêm dây đai cố định, pallet gỗ nếu cần vận chuyển xa.
- Bước 2: Nếu sản phẩm còn hộp gốc, hãy kiểm tra các miếng chèn xốp bên trong và thay thế hoặc gia cố nếu thiếu. Nếu không có hộp gốc, cần tạo lớp lót xốp dày từ 3–5 cm bao quanh toàn bộ thân máy để tránh rung lắc. Hãy đảm bảo rằng không còn khoảng trống bên trong thùng carton.
- Bước 3: Sử dụng màng co PE hoặc xốp khí quấn nhiều vòng quanh thân thiết bị và các góc dễ tổn thương. Quấn kỹ các mặt tiếp xúc dễ va đập như mặt kính, cánh cửa tủ, bảng điều khiển điện tử.
- Bước 4: Nếu vận chuyển bằng xe tải hoặc đường dài, nên đặt hàng lên pallet gỗ hoặc nhựa. Sau đó, dùng dây đai siết ngang và dọc thùng carton, giữ chắc hàng không bị xê dịch.
Quy trình đóng gói sản phẩm với đồ điện gia dụng
Để quy trình đóng gói sản phẩm diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, giúp bạn tối ưu chi phí, bạn nên chú ý một vài điều dưới đây:
Để tối ưu thời gian và giảm lỗi khi đóng gói sản phẩm, bạn nên xây dựng một quy trình rõ ràng, cụ thể theo từng bước. Trước hết, hãy phân loại hàng hóa theo tính chất như hàng dễ vỡ, hàng nặng, hàng chất lỏng,… Từ đó, thiết lập quy trình phù hợp cho từng nhóm sản phẩm từ khâu chuẩn bị vật liệu, thao tác đóng gói, đến giai đoạn dán nhãn và bàn giao cho đơn vị vận chuyển.
Lựa chọn bao bì phù hợp với từng loại hàng hóa ngay từ đầu là yếu tố quan trọng giúp giảm thiểu chi phí và bảo vệ sản phẩm tốt hơn trong quá trình vận chuyển. Ví dụ, với các mặt hàng nhẹ hoặc không quá dễ vỡ, bạn có thể sử dụng thùng carton sóng E hoặc B để tiết kiệm chi phí. Ngược lại, những mặt hàng nặng, dễ trầy xước hoặc va đập cần đến loại thùng carton 5 lớp kết hợp thêm túi khí hoặc mút xốp để đảm bảo an toàn.
Chọn đúng loại bao bì ngay từ đầu
Thay vì mua lẻ bao bì theo từng đợt hoặc tại các cửa hàng nhỏ lẻ, bạn nên tìm đến các xưởng sản xuất thùng carton uy tín để đặt mua với số lượng lớn. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm đáng kể chi phí trên mỗi đơn vị mà còn đảm bảo chất lượng và nguồn cung ổn định.
Ngoài ra, việc lập kế hoạch tồn kho bao bì hợp lý sẽ giúp bạn chủ động hơn trong đóng gói, tránh tình trạng thiếu hụt và phải mua gấp với giá cao.
Không gian đóng gói được bố trí hợp lý sẽ giúp tối ưu quy trình làm việc và giảm thời gian thao tác. Hãy chia khu vực thành các nhóm chức năng rõ ràng như: khu để vật liệu – khu thao tác đóng gói – khu kiểm tra hàng – khu dán nhãn và bàn giao. Các vật tư thường dùng như băng keo, kéo, thùng carton, mút chèn nên được đặt gần vị trí thao tác để dễ dàng tiếp cận.
Sắp xếp khu vực đóng gói khoa học
Tổng kết
Đóng gói sản phẩm không chỉ là khâu cuối cùng trước khi giao hàng mà còn là yếu tố quan trọng quyết định đến trải nghiệm khách hàng và độ an toàn của sản phẩm trong suốt quá trình vận chuyển. Mỗi loại hàng hóa – từ hàng thông thường, dễ vỡ, điện tử, chất lỏng đến đồ điện gia dụng – đều cần quy trình đóng gói riêng biệt, cẩn trọng và phù hợp để hạn chế tối đa hư hỏng.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ quy trình đóng gói sản phẩm đúng cách và có thể áp dụng linh hoạt vào thực tế kinh doanh. Ngoài ra, nếu như có bất kỳ câu hỏi cần giải đáp, tư vấn và mua bán thùng carton, hộp ship cod đóng hàng, bạn có thể kết nối với LefoBox để nhận được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất nhé!
Website: https://lefobox.vn/
Hotline: 09 69 69 69 80
Email: lefobox.lpm@gmail.com