Công ty Bao Bì LEFOBOX
Bao bì giấy, kim loại, gỗ; bao bì có thể dùng nhiều lần, chỉ dùng một lần,...các loại bao bì đóng gói này có đặc điểm cụ thể như thế nào? Ứng dụng ra sao? Tiêu chí để lựa chọn bao bì đóng gói phù hợp là gì?
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng cũng như tính chất khác nhau của hàng hóa (dạng lỏng, dễ vỡ, cần thoáng khí,...), các loại bao bì đóng gói được sản xuất với nhiều đặc điểm tương ứng. Có loại sử dụng được 1 lần, có loại có thể tái chế, có loại bằng giấy, có loại bằng thủy tinh,...Chi tiết đặc điểm của các loại bao bì này là gì? Cùng LefoBox tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Dựa vào các tiêu chí khác nhau, các loại bao bì đóng gói được phân loại thành 4 nhóm chính: chất liệu, số lần có thể sử dụng, mục đích sử dụng và độ cứng. Dưới đây, LefoBox đã tổng hợp lại đặc điểm chi tiết của từng loại bao bì cụ thể trong từng nhóm để bạn có thể hiểu rõ hơn về từng loại. Đây là bước khởi đầu giúp bạn có thể sở hữu loại bao bì đóng gói hàng hóa ưng ý và phù hợp nhất!
Khi xét theo số lần sử dụng, bao bì đóng gói có thể được chia thành hai nhóm chính: bao bì sử dụng một lần và bao bì có thể tái sử dụng.
Đây là loại bao bì chỉ dùng được duy nhất trong một chu kỳ lưu chuyển hàng hóa – từ khâu sản xuất đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Loại bao bì này thường được làm từ giấy carton 1 lớp, nhựa mỏng, nilon hoặc xốp,... và có giá thành rẻ. Giá trị của bao bì này sẽ được tính trọn vào giá trị của sản phẩm.
Loại bao bì này có thể tái sử dụng cho nhiều chu kỳ vận chuyển nhờ vào độ bền cao và khả năng bảo vệ sản phẩm tốt hơn. Bao bì có thể tái sử dụng bao gồm các loại như thùng carton đóng hàng, nhựa cứng, thùng kim loại, container, thùng gỗ,...được dùng trong logistics, kho vận hoặc với sản phẩm có giá trị cao. Khác với loại chỉ dùng một lần, giá trị bao bì này được phân bổ theo số lần sử dụng, giúp tiết kiệm chi phí lâu dài cho người mua.
Các loại bao bì đóng gói có thể tái sử dụng
Mỗi loại chất liệu bao bì như giấy, nhựa, thủy tinh, kim loại, gỗ hay mây tre đan đều có đặc điểm, ưu – nhược điểm và phạm vi ứng dụng riêng biệt mà bạn cần hiểu rõ để có thể ứng dụng vào những mục đích sử dụng khác nhau.
Bao bì giấy là một trong những loại bao bì đóng gói phổ biến nhất hiện nay, đặc biệt được ưa chuộng trong các ngành hàng như thực phẩm, thời trang và mỹ phẩm. Chất liệu giấy mang đến ưu điểm vượt trội như dễ tái chế, phân hủy nhanh và thân thiện với môi trường.
Ngoài ra, bao bì giấy cũng dễ dàng in ấn thương hiệu, giúp tăng tính nhận diện cho sản phẩm. Do vậy, xu hướng sử dụng bao bì giấy đang ngày một gia tăng. Theo như báo cáo của Vietnam Report, có tới 41,1% người tiêu dùng luôn ưu tiên sử dụng bao bì sản phẩm thân thiện với môi trường như bao bì giấy.
Tuy nhiên, nhược điểm lớn của bao bì giấy là khả năng chống ẩm kém nên cần được bảo quản và sử dụng trong điều kiện môi trường khô thoáng. Một số dạng bao bì giấy thường gặp bao gồm túi giấy, hộp giấy carton, bao bì kraft và giấy gói thực phẩm.
Bao bì giấy
Bao bì nhựa được đánh giá là các loại bao bì đóng gói có tính linh hoạt, phù hợp với đa dạng ngành hàng từ thực phẩm, tiêu dùng đến hóa mỹ phẩm. Ưu điểm nổi bật của bao bì nhựa là khả năng chống thấm nước, dẻo dai và có chi phí sản xuất thấp. Nhờ đó, bao bì nhựa như túi nilon, chai lọ nhựa, màng co hay túi hút chân không được sử dụng rộng rãi trên thị trường.
Dù vậy, nếu không xử lý đúng cách, loại bao bì nhựa này có tác động rất xấu tới môi trường (gây ô nhiễm và ảnh hưởng tới môi trường sống của các sinh vật khác do tính chất khó phân hủy trong điều kiện tự nhiên)
Bao bì thủy tinh là lựa chọn lý tưởng cho những sản phẩm yêu cầu bảo quản nghiêm ngặt về độ tinh khiết và tính ổn định như mỹ phẩm cao cấp, nước hoa, thực phẩm cao cấp và dược phẩm. Ưu điểm lớn của loại bao bì này là không phản ứng với sản phẩm bên trong, bền về mặt hóa học và có khả năng tái sử dụng nhiều lần.
Tuy nhiên, thủy tinh có trọng lượng nặng, dễ vỡ và chi phí vận chuyển cao hơn so với các loại bao bì đóng gói khác. Một số ứng dụng phổ biến của bao bì thủy tinh là làm chai nước ép, lọ mỹ phẩm, hũ thủy tinh đựng thực phẩm,...
Bao bì thủy tinh
Bao bì gỗ là loại được sản xuất từ nguyên liệu gỗ tự nhiên hoặc gỗ công nghiệp, nổi bật với khả năng chịu lực tốt, độ bền cao và khả năng bảo vệ hàng hóa trong quá trình vận chuyển đường dài. Loại bao bì này thường được sử dụng để đóng gói các mặt hàng nặng, cồng kềnh hoặc giá trị cao như máy móc, thiết bị công nghiệp, đồ thủ công mỹ nghệ, nông sản xuất khẩu,…
Ngoài dạng thùng gỗ lớn, bao bì gỗ còn được thiết kế dưới dạng hộp gỗ nhỏ dùng để đựng các sản phẩm cao cấp như rượu vang, mỹ phẩm, quà tặng,... Những chiếc hộp gỗ này không chỉ giúp tăng tính thẩm mỹ và giá trị cho sản phẩm, mà còn được người tiêu dùng đánh giá cao nhờ yếu tố thân thiện với môi trường, có thể tái sử dụng hoặc trưng bày.
Bao bì đóng gói bằng gỗ
Bao bì kim loại là các loại bao bì đóng gói được làm từ các kim loại như nhôm, sắt, thiếc hoặc thép không gỉ. Với đặc tính chắc chắn, độ bền cao và khả năng chống oxy hóa tốt, loại bao bì này thường được sử dụng để đóng gói thực phẩm, đồ uống (như làm lon đựng nước giải khát, sữa, bia), hộp đựng mỹ phẩm, hóa chất và các sản phẩm y tế cần được bảo quản nghiêm ngặt.
Mây tre đan là dòng bao bì truyền thống thường được làm thủ công từ các nguyên liệu tự nhiên như mây, tre, cói,… với ưu điểm thân thiện với môi trường, dễ phân hủy và có tính thẩm mỹ cao. Loại bao bì này thường được dùng để đóng gói nông sản, thực phẩm khô, đồ thủ công mỹ nghệ hoặc các sản phẩm mang tính đặc sản địa phương.
Tuy nhiên, vì hầu như phải thực hiện bằng tay chi phí của bao bì mây tre đan tương đối cao so với các sản phẩm có thể sản xuất bằng máy móc khác như thủy tinh, kim loại hay giấy.
Bao bì đóng gói mây tre đan
Khi xét về mục đích sử dụng, các loại bao bì đóng gói có thể được chia thành ba nhóm chính gồm: bao bì sản xuất, bao bì vận chuyển và bao bì tiêu thụ. Mỗi loại bao bì đều có vai trò riêng trong chuỗi cung ứng sản phẩm và được thiết kế để tối ưu hóa công năng ở từng giai đoạn.
Bao bì sản xuất là loại bao bì được sử dụng chủ yếu trong giai đoạn đầu của chuỗi cung ứng, với mục đích đóng gói nguyên vật liệu, vật tư, chi tiết máy hoặc bán thành phẩm. Đây là loại bao bì có vai trò quan trọng trong việc lưu kho, trung chuyển nội bộ giữa các xưởng sản xuất, hoặc vận chuyển giữa các nhà máy với nhau.
Bao bì vận chuyển là loại bao bì dùng trong quá trình luân chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất đến các điểm phân phối hoặc tiêu thụ. Với chức năng chính là bảo vệ sản phẩm khỏi va đập, hư hỏng trong quá trình di chuyển, bao bì vận chuyển thường có kết cấu chắc chắn, được làm từ các chất liệu như thùng carton, thùng gỗ, thùng nhựa, hoặc có thể là thùng xốp tùy theo đặc tính sản phẩm.
Bao bì đóng gói vận chuyển
Bao bì tiêu thụ là loại bao bì tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng, có chức năng bảo quản, quảng bá và thu hút sự chú ý của khách hàng. Đây thường là loại được sản xuất với thiết kế bắt mắt, chứa đầy đủ thông tin về thương hiệu, thành phần, hướng dẫn sử dụng,...để thu hút và tạo ấn tượng tốt với khách hàng ví dụ như các lon đựng nước ngọt, túi đựng cà phê, hộp đựng mỹ phẩm... đều thuộc nhóm bao bì tiêu thụ.
Tùy theo tính chất vật lý, bao bì có thể được phân chia thành 3 loại chính theo độ cứng: bao bì mềm, bao bì nửa cứng và bao bì cứng. Việc hiểu rõ từng loại giúp bạn lựa chọn đúng bao bì phù hợp với từng mặt hàng, tối ưu chi phí và bảo vệ hàng hóa hiệu quả hơn trong quá trình lưu trữ, vận chuyển.
Bao bì mềm là loại bao bì được làm từ các vật liệu dẻo, mỏng và dễ uốn cong như: màng nhựa PE, PP, PVC, túi nilon, túi zipper, màng co,...Đặc điểm nổi bật của bao bì mềm là nhẹ, linh hoạt, dễ tạo hình và dễ in ấn thương hiệu, đồng thời tiết kiệm không gian trong khâu đóng gói.
Loại bao bì này thường được sử dụng để chứa các sản phẩm có khối lượng nhẹ, nhỏ gọn như thực phẩm khô, mỹ phẩm, quần áo, linh kiện điện tử nhỏ,... Ngoài ra, bao bì mềm còn phù hợp với phương thức đóng gói tự động trong các dây chuyền hiện đại.
Bao bì đóng gói mềm
Bao bì nửa cứng là loại bao bì có kết cấu trung gian giữa mềm và cứng, thường được sản xuất từ vật liệu như: nhựa PET, nhôm mỏng, bìa giấy ép, thùng giấy carton,.... Bao bì nửa cứng có khả năng giữ được hình dạng nhất định nhưng vẫn có độ linh hoạt vừa phải.
Chúng thường được sử dụng trong đóng gói thực phẩm (khay đựng đồ ăn, hộp bánh, hộp nhựa định hình...), dược phẩm, mỹ phẩm, hoặc một số sản phẩm cần định hình bao bì nhưng không cần đến độ cứng tuyệt đối như lon kim loại.
Bao bì đóng gói nửa cứng
Bao bì cứng là loại bao bì có kết cấu chắc chắn, không biến dạng khi chịu lực nén thông thường. Loại bao bì này được làm từ các vật liệu cứng như: thủy tinh, kim loại (nhôm, thép), gỗ, bìa carton cứng, nhựa cứng ABS,... Nhờ cấu tạo vững chắc, bao bì cứng có khả năng bảo vệ sản phẩm tối đa khỏi tác động bên ngoài như va đập, ẩm mốc, nhiệt độ,...
Bao bì cứng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực: đựng thực phẩm cao cấp, rượu vang, mỹ phẩm cao cấp, linh kiện điện tử, thiết bị kỹ thuật, hoặc làm hộp quà tặng.
Bao bì đóng gói cứng
Giữa hàng loạt loại bao bì trên thị trường hiện nay – từ bao bì giấy, nhựa, thủy tinh đến bao bì cứng, mềm hay phân loại theo mục đích sử dụng – không phải loại nào cũng phù hợp với sản phẩm của bạn. Việc lựa chọn đúng loại bao bì không chỉ giúp bảo quản hàng hóa tốt hơn và tiết kiệm chi phí cho người mua.
Để có thể dễ dàng hơn trong việc lựa chọn bao bì đóng gói phù hợp, bạn cần lưu ý 3 tiêu chí hàng đầu dưới đây:
Đây là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất trước khi lựa chọn bao bì đóng gói.Mỗi sản phẩm có một tính chất khác nhau, nên đừng “chọn đại” bao bì mà bỏ qua yếu tố bảo vệ sản phẩm.
Ví dụ, sản phẩm dạng lỏng cần bao bì chống thấm, kín khí như chai nhựa PET, chai thủy tinh; Hay sản phẩm thời trang, phụ kiện, mỹ phẩm handmade... thường chọn bao bì giấy, túi zipper hoặc hộp carton vừa đẹp mắt vừa thân thiện với môi trường.
Hãy xác định rõ bạn đang cần bao bì cho lưu kho, vận chuyển, bán lẻ tiêu dùng hay trưng bày sản phẩm. Việc xác định đúng mục đích sẽ giúp bạn tối ưu được cả về thiết kế, chất liệu và chi phí của bao bì.
Ví dụ, cùng một loại bao bì giấy carton, nếu được sử dụng cho việc làm bao bì sản xuất thường là loại thùng carton lớn, có độ bền cao, đạt đủ khả năng chịu lực cho việc vận chuyển từ nơi này đến nơi khác. Tuy nhiên, nếu loại bao bì này được sử dụng trở thành bao bì tiêu thụ sẽ được đầu tư vào tính thẩm mỹ, thiết kế bắt mắt, dễ mở – đóng và truyền tải được hình ảnh thương hiệu.
Chọn loại bao bì đúng với nhu cầu sử dụng
Sau khi đã xác định được loại bao bì phù hợp, lúc này bạn cần xác định tổng chi phí bao bì cần bỏ ra vì đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành sản phẩm. Theo báo cáo từ Packsdo, chi phí bao bì có thể chiếm từ 10% đến 40% giá bán lẻ của sản phẩm, tùy thuộc vào loại vật liệu, thiết kế và ngành hàng liên quan.
Việc lựa chọn bao bì không phù hợp hoặc quá đắt đỏ có thể dẫn đến việc tăng giá bán sản phẩm, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh trên thị trường. Ngược lại, việc tối ưu hóa bao bì chẳng hạn như sử dụng vật liệu nhẹ hơn, thiết kế tiết kiệm không gian, hoặc mua số lượng lớn để giảm giá thành đơn vị có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đáng kể.
Tổng kết
Mỗi loại bao bì đều có những đặc điểm riêng phù hợp với từng nhóm sản phẩm, nhu cầu vận chuyển và lưu kho khác nhau. Hy vọng các thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại bao bì đóng gói sản phẩm và biết cách lựa chọn loại bao bì ưng ý.
Nếu bạn đang tìm kiếm thùng carton chất lượng cao, đa dạng kích thước và có thể thiết kế theo yêu cầu để phục vụ nhu cầu đóng gói – LefoBox chính là lựa chọn đáng tin cậy. Liên hệ ngay với Lefobox để được tư vấn và nhận báo giá nhanh chóng, giúp bạn chọn được giải pháp bao bì phù hợp, tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo hiệu quả sử dụng.
Thông tin liên hệ:
Hotline: 09 69 69 69 80
Email: lefobox.lpm@gmail.com
Website: https://lefobox.vn/
Địa chỉ cửa hàng:
181 Trần Huy Liệu, Phường 8, Phú Nhuận
81 Đ. Hưng Phú, Phường 8, Quận 8, TP Hồ Chí Minh
25 Đường Số 10, Phường Bình Hưng Hoà A, Bình Tân
117 Đ. Nguyễn Thái Bình, Phú Hoà, Thủ Dầu Một, Bình Dương